Thân thế và sự nghiệp Nguyễn_Tri_Phương

Nguyễn Tri Phương (chữ Hán: 阮知方) tên cũ là Nguyễn Văn Chương, tự Hàm Trinh, hiệu là Đường Xuyên, sinh ngày 21 tháng 7 năm Canh Thân (9 tháng 9 năm 1800), quê làng Đường Long (Chí Long), xã Điền Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ông xuất thân trong một gia đình làm ruộng và nghề thợ mộc. Nhà nghèo lại không xuất thân từ khoa bảng nhưng nhờ ý chí tự lập ông đã làm nên cơ nghiệp lớn.

Năm Quý Mùi (1823), vua Minh Mạng đề bạt ông hàm Điển bộ (Bí thư ở Nội điện), năm sau thăng Tu soạn, rồi Thừa chỉ ở Nội các, hai năm sau thăng Thị độc, Thị giảng học sĩ, năm 1831 thăng Hồng Lô tự khanh.

Năm 1832, ông được sung vào phái bộ sang Trung Quốc về việc thương mại. Năm 1835 ông nhận lệnh vua Minh Mạng vào Gia Định cùng Trương Minh Giảng bình định các vùng mới khai hoang. Việc thành công ông được thăng hàm Thị lang.

Năm 1837, ông bị triều thần dèm pha, nên bị giáng xuống làm thơ lại ở bộ Lại. Cuối năm, ông được khôi phục hàm Chủ sự, sung chức Lang trung. Năm sau ông thăng Thị lang bộ Lễ, năm 1839 thăng hàm Tham tri, làm việc ở Nội các.

Năm Canh Tý (1840), ông được bổ làm Tuần phủ Nam Ngãi (Quảng NamQuảng Ngãi), trông coi bố phòng cửa biển Đà Nẵng. Công việc hoàn thành tốt đẹp, ông được triệu về kinh thăng Tham tri bộ Công, được vua Thiệu Trị cử làm Tổng đốc Long Tường (Vĩnh LongĐịnh Tường). Tại đây, ông dẹp tan được các toán giặc cướp nước ngoài vào quấy phá.

Tháng 5 âm năm 1844, ông được cải bổ Tổng đốc An Hà (An Giang, Hà Tiên[1]). Năm 1845, ông cùng với Doãn Uẩn đánh bại quân Xiêm La của tướng Bodin, bình định Cao Miên, ổn định hoàn toàn vùng biên giới Tây Nam thuộc miền Tây Nam bộ.

Ông được vua Thiệu Trị khen là người gan dạ: Gần đây có viên trung sứ từ quân thứ về nói : Nguyễn Tri Phương đối trận đánh nhau với giặc, đạn rơi xuống như mưa ; tỳ tướng bẩm xin bỏ lọng đi để cho địch khỏi biết. Tri Phương quát lên, sai giương thêm 2 lọng nữa. Từ đấy, khí thế quân sĩ hăng hái gấp trăm lần, sẽ thu được thành công. Ví phỏng người nhút nhát đương vào việc ấy, liệu có khỏi mất tinh thần không ?".[2]

Sau đó, ông được thăng chức Khâm sai quân thứ đại thần Trấn Tây hàm Tòng Hiệp Biện Đại học sĩ (tháng 9 âm/1845)[3], rồi được thưởng danh hiệu "An Tây trí dũng tướng" (tháng 2 âm/1847)[4].

Tháng 5 năm 1847, ông được triệu về kinh, thăng hàm Chánh Hiệp biện đại học sĩ, lãnh Thượng thư bộ Công đại thần Cơ mật viện, tước Tráng Liệt tử[5] và được ban một Ngọc bài có khắc bốn chữ "Quân kỳ thạc phụ", được chép công trạng vào bia đá ở Võ miếu (Huế). Sau khi vua Thiệu Trị mất, ông được đình thần tôn làm Phụ chính Đại thần (theo di chiếu).

Năm Mậu Thân (1848), vua Tự Đức phong tước cho ông là Tráng Liệt bá. Cùng năm đó, cha ông qua đời. Ông xin về cư tang, nhưng vì đang làm Phụ chính nên chỉ được nghỉ một thời gian ngắn phải ra làm việc tại triều đình.

Năm Canh Tuất (1850), vua Tự Đức chuẩn phê cải tên ông là Nguyễn Tri Phương[6]. Từ đó tên Nguyễn Tri Phương trở thành tên chính của ông. Sau đó ông được sung chức Khâm sai Tổng thống Quân vụ Đại thần các tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang, Hà Tiên. Năm 1853, ông được thăng Điện hàm Đông các Đại học sĩ, rồi lãnh chức Kinh lược sứ Nam Kỳ. Trong thời gian này, ông có công lập được nhiều đồn điền, khai khẩn đất hoang, dân cư ở địa phương được an cư lập nghiệp.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nguyễn_Tri_Phương http://www.gio-o.com/NgoBacHMcALEAVYQuanCoDen.html http://www.gio-o.com/NgoBacHMcAleavyLuuVinhPhuc2.h... http://www.gio-o.com/NgoBacHMcAleavyLuuVinhPhuc3.h... http://www.historynet.com/magazines/vietnam/303890... http://www.voatiengviet.com/content/se-khong-ai-th... http://www.anapi.asso.fr/en_Historical-context_52.... http://antg.cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/D... http://www.baobinhduong.org.vn/detail.aspx?Kind=14... http://www.quehuong.org.vn/vi/nr050307131435/nr050...